Article Image

Thành Hoàng Đế

Từ 500 năm trước là kinh đô của nước Chămpa. Theo thư tịch cổ, ngôi thành cổ này có rất nhiều tên gọi: Vijaya, Chà Bàn, Xà Bàn, thành Lồi, Đồ Bàn…

Article Image

Bảo tàng Quang Trung-Bảo tàng tâm linh

Hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quần thể Bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là khu Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất trên đất nước ta hiện nay. Đây là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách

Article Image

Tháp Dương Long (hay còn gọi là Tháp Ngà):

Ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chăm, là một quần thể gồm 3 tháp Chàm (tháp giữa cao 24m, hai tháp 2 bên cao 22m).

Article Image

Tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc)

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km

Article Image

Tháp Đôi Quy Nhơn

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp (tháp chính cao 20m, tháp phụ cao khoảng 18m).

Article Image

Từ đường Bùi Thị Xuân

Trong nhà thờ từ đường dòng họ Bùi ở huyện Tây Sơn có bàn thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân. Đô đốc Bùi Thị Xuân người xã Bình Phú, huyện Tây Sơn

Article Image

Lăng Mai Xuân Thưởng

Hơn 200 được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ trên một ngọn đồi bên cạnh quốc lộ 19 thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn để tưởng nhớ Mai Xuân Thưởng

Article Image

Căn cứ Núi Bà

Núi Bà - tên của cả một dãy núi gồm 66 đỉnh cao thấp khác nhau, được uốn lượn đan xen gấp nếp củacác mạch Trường Sơn đâm ra biển Đông.